Đây là một bài viết được trích từ các người mẫu chuyên nghiệp từ tạp chí Vogue “Tôi làm người mẫu được hơn bốn năm nay, đây là một công việc yêu thích của tôi. Tôi thích hợp tác với các nhiếp ảnh gia trong các buổi chụp và biên tập sáng tạo, và chủ yếu tôi được hợp tác với những người mà tốt bụng và lịch thiệp, nhưng vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ!”.
Dưới đây là một lời khuyên dành cho các nhiếp ảnh gia bởi các người mẫu chuyên nghiệp của tạp chí Vogue
Mẹo số 1: Khuyến khích môi trường làm việc lành mạnh
Nếu bạn muốn nghĩ nhiếp ảnh là một nghề nghiệp thay vì chỉ là một sở thích thì bạn nên truyền sự chuyên nghiệp đó cho những người bạn làm việc cùng.
Ví dụ, hãy để cho người mẫu có thể nghỉ giải lao để lấy thức ăn hoặc uống nước. Khi chụp tại địa điểm nóng nực hoặc ngoại cảnh, nên cân nhắc dừng lại giữa chừng để nghỉ ngơi nhanh trong quán cà phê gần đó để thư giản, hoặc chuẩn bị sẵn nước trong thời tiết nóng nực.
Không bao giờ buộc người mẫu thay đổi trang phục ở nơi công cộng; thay vào đó, cho phép các người mẫu thay đổi trong phòng tắm công cộng gần đó để giữ quyền riêng tư.
Mẹo số 2: Làm cho hợp đồng của bạn công bằng và cùng có lợi
TFP (Time For Prints) là một khái niệm chỉ những buổi chụp miễn phí, không bên nào trả tiền để cả nhiếp ảnh gia và người mẫu đều có hình để quảng cáo bản thân. Trong những buổi chụp này, nhiếp ảnh gia cần phải nhận ra rằng họ không phải là người duy nhất có quyền quyết định và luôn luôn coi trọng những người khác trong buổi chụp, trong đó có người mẫu.
Một điều tôi rất hay gặp phải đó là khi chụp có những bức hình rất đẹp, nhưng khi về nhà lại không nhận được hoặc chỉ nhận được ảnh đen trắng. Rất có thể đó là chủ đích của nhiếp ảnh gia, vì họ cho rằng đó không phải là những bức ảnh đẹp, nhưng nếu họ tôn trọng người mẫu thì cũng nên gửi cho họ. Ngược lại, có những người biết rằng những bức ảnh đó có tính nghệ thuật cao, nhưng không muốn chia sẻ cho những người khác để sử dụng cho riêng mình. Phải nhấn mạnh lại rằng một buổi chụp miễn phí là công sức chung của tất cả mọi người, nên việc chia sẻ thành quả là rất quan trọng.
Mẹo số 3: Luôn luôn tôn trọng người mẫu và sự an toàn của họ
Những ai đã từng đi chụp hình với người mẫu cũng biết rằng đa phần trong số họ đều cảm thấy không an toàn khi mới bắt đầu chụp hoặc mới bắt đầu vào nghề. Tôi cảm thấy may mắn vì trong thời gian làm người mẫu rất ít khi bị vào những tình huống nguy hiểm, hoặc có thì cũng đã có trong thỏa thuận trước khi đi chụp.
Nghệ sĩ Đức Karl Lagerfeld đã từng nói: “Nếu không muốn mình bị ‘quăng quật’, thì đừng trở thành người mẫu”. Đã không có ít vụ người mẫu bị bạo hành, thậm chí cưỡng bức khi đi chụp hình. Vậy nên, công việc của những nhiếp ảnh gia là phải tạo cảm giác an toàn cho đối tác của mình khi đi chụp hình. Luôn tôn trọng không gian riêng tư của họ, luôn hỏi han xem họ có cảm thấy an toàn hay không, hay không đặt họ vào những tình huống nguy hiểm, khó xử. Là một nhiếp ảnh gia, bạn có nhiệm vụ tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, khi mà người mẫu có thể nói những điều mình muốn, nói những điều mình cảm thấy khó chịu để ngay lập tức sửa chữa.
Mẹo số 4: Hãy nói một cách chính xác ý tưởng tạo dáng của mình
Đây là một lời khuyên đặc biệt cần thiệt cho những người mẫu mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm tạo dáng. Chính vì vậy, nhiếp ảnh gia phải là người tạo dáng cho họ theo đúng với ý tưởng của buổi chụp. Đã có buổi chụp, nhiếp ảnh gia nói với tôi rằng hãy ‘tạo dáng mềm mại như nước’. Và tất nhiên, tôi chả biết làm gì cho đúng ý của họ cả. Với những người mẫu có kinh nghiệm, thì cũng có thể để họ làm những gì mình thích, nhưng những ai chưa có kinh nghiệm mà không có những lời chỉ dẫn cụ thể thì sẽ làm họ lúng túng, dẫn tới thiếu tự nhiên.
Giao tiếp cũng là một kĩ năng cần phải được học trong quá trình chụp ảnh. Tôi cũng đã làm việc với những nhiếp ảnh gia kín tiếng, không nói nhiều nên không hiểu được họ đang muốn làm gì. Một trong những cách dễ nhất để tạo dáng cho người mẫu đó là tự tạo dáng cho bản thân, sau đó để họ ‘nhại’ lại. Đây gọi là kĩ thuật ‘tấm gương’, và quả thực hiệu quả hơn việc chỉ đạo bằng lời nói rất nhiều.
Mẹo số 5: Luôn coi trọng vai trò của người mẫu
Có lẽ tôi không đếm được số nghe thấy các nhiếp ảnh gia nói rằng nghề đi làm mẫu ảnh thật đơn giản, rằng nghề của họ không phải là ‘nghề’ chính thống. Tin tôi đi, tôi đã nghe điều này nhiều lần lắm rồi, nhưng cảm thấy thực sự xúc phạm khi chúng được nói ra bởi những người mình đang cộng tác, đang hợp tác để làm nghệ thuật.
Một trong những trường hợp tệ nhất là khi tôi chụp hình cho một hãng quần áo, ngay từ lúc bấm máy nhiếp ảnh gia đã bắt đầu la mắng: “dáng đứng của cô cần phải thú vị hơn (đọc lại lời khuyên 4), nhanh lên nào, điểm khác biệt duy nhất giữa cô và các cô gái ngoài đường kia là việc cô biết tạo dáng, vậy tạo dáng đi!”
Cũng phải nói rằng, đây là một buổi chụp hình cao cấp (high fashion) và đòi hỏi phải có những dáng độc đáo, nhưng việc họ mắng tôi ngay từ khi mới chụp quả thực là điều không cần thiết. Kể cả với những người mẫu chuyên nghiệp thì hãy giao tiếp một cách ân cần nhằm truyền đạt được ý tưởng của mình, đừng dùng những lời lẽ khó nghe.
Mẹo số 6: Hãy nêu tên người mẫu khi sử dụng hình ảnh
Đây là một vấn nạn khi đi chụp hình để đăng tải lên mạng xã hội. Khi đăng hình, các nhiếp ảnh gia chỉ nghĩ tới việc đem lại công việc cho mình, còn quên đi việc nêu tên người mẫu trong hình ảnh.
Tôi cũng có thể hiểu được hành động này nếu các nhiếp ảnh gia trả tiền cho buổi chụp (quảng cáo) hoặc liên hệ với người mẫu qua các đại lý người mẫu, nhưng với những buổi chụp miễn phí thì việc nêu tên, tag họ vào bức hình là một điều rất nên làm. Điều này thể hiện rằng nhiếp ảnh gia tôn trọng người mẫu, tôn trọng những người đã cùng họ tạo nên bức hình đó.
Nguồn: Petapixel
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024TỔNG KẾT WORKSHOP THỬ THÁCH ÁNH SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH CỔ PHỤC HÀ NỘI
- Kiến thức nhiếp ảnh20 Tháng mười hai, 2024Đánh giá ống kính Viltrox 135mm f/1.8 AF
- Kiến thức nhiếp ảnh18 Tháng mười hai, 2024Nature Photographer Of The Year 2024 – Ngoạn Mục Và Bi Tráng