Chụp ảnh chân dung có thể là một trong những thể loại dễ nhất trong nhiếp ảnh. Tuy nhiên, để tạo ra những bức ảnh chân dung đẹp không phải đơn giản. Việc chọn lựa các phụ kiện chính xác cũng như chú ý đến các thông số như khẩu độ, tiệu cư sẽ giúp bạn chụp ra những bức chân dung đẹp và có tính nghệ thuật hơn.
1.Chọn ống kính có tiêu cự như thế nào để chụp chân dung?
Đa phần các bạn sẽ tìm thấy lời khuyên là nên chọn ống kính có dải tiêu cự từ 50mm – 70mm trở lên vì với dải tiêu cự này có thể xóa phông tốt và có thể nhấn mạnh được đối tượng.
Các ống kính 50mm thường có giá thành tốt và là ưu tiên hàng đầu của những bạn mới học chụp ảnh. Xem danh sách các loại ống kính 50mm mà những người mới bắt đầu chụp ảnh nên chọn.
Một khi đã thành thạo với ống kính này, bạn sẽ biết những gì khác biệt trên những loại ống đắt tiền hơn để quyết định đầu tư, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc khi có một ống kính 50mm trong túi của mình. Máy ảnh của bạn có thể đi kèm với một Kit lens zoom (18-55mm), nhưng nhược điểm của ống kính này là không thể mở khẩu lớn và và chất xóa phông chưa tốt.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chỉ có dải tiêu cự này mới chụp chân dung đẹp, dải tiêu cự normal (35mm-70mm) và dải tiêu cự wide (24mm-35mm) vẫn đem lại những ấn tượng nhất định cho ảnh chân dung đặc biệt trong chân dung đường phố và đời thường.
24mm đặc biệt cơ động trong chân dung đời thường vì khả năng bao quát một phần cảnh vật xung quanh
Vậy còn dải ultrawide (dưới 24mm) thì sao? Đa phần mọi người bảo không phù hợp.
Tuy nhiên, tiêu cự này đặc biệt hiệu quả nếu bạn chụp với mục đích làm quảng cáo và truyền thông.
Lời khuyên là: “Hãy chọn ống kính chụp chân dung tùy thuộc vào phong cách chân dung mà bạn theo đuổi, vì không phải bao giờ những con đường truyền thống mới mang lại thành công. Tất nhiên tùy thuộc vào ngân sách mà bạn có nữa”
2. Tiêu cự xóa phông đẹp hơn hay khẩu độ mở mang lại khả năng xóa phông đẹp hơn ?
Khi bạn thắc mắc điều này có nghĩa là bạn đã có những kiến thức nhất định về DOF. Đầu tiên, so sánh “Cùng tiêu cự, khác khẩu độ ”.
Ở hình trên, 2 ảnh được chụp với tiêu cự 6mm, bên trái chụp tại f/1.8 và f/2.8 trong hình bên phải bỏ qua sự khác biệt về màu sắc mà chỉ xét mức độ mịn trong xóa phông ta dễ dàng thấy được khẩu độ lớn mang lại độ mịn hơn so với khẩu độ bé hơn.
Để chắc chắn hơn về điều này, bạn xem hình dưới.
Trường hợp thứ hai “Cùng khẩu độ, khác tiêu cự”, chúng ta sẽ quan sát hình bên dưới vơi 3 tiêu cự rất thường được sử dụng: 35mm, 50mm, 85mm.
Chắc chắn là chúng ta đã nhận ra sự khác biệt. Tiêu cự dài hơn đem lại cảm giác xóa phông tốt và mịn hơn.
Tuy nhiên khi phải đánh đổi tiêu cự, chúng ta phải trả giá bằng sự cơ động của vị trí đứng so với mẫu. Chẳng hạn nếu chúng ta chỉ có ống 35mm mà muốn chụp cận mặt, chúng ta phải lại gần và dí sát vào mẫu hơn, trong khi 70mm đứng xa hơn một chút và 135mm thì ung dung bắn từ vị trí rất xa.
Ngược lại, 35mm lại lợi thế hơn khi chụp toàn thân khi đứng cách mẫu không quá xa trong khi 2 tiêu cự kia thì loay hoay lui dần dần đến khi toàn thân mẫu lọt hoàn toàn vào khung ngắm.
Trong trường hợp kinh tế bạn không thể cải thiện, chẳng hạn chỉ đủ tiền mua 85mm chứ không thể lên 135mm. Bạn phải chấp nhận dí sát vào chủ thể để có được độ mịn như ở 135mm.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024TỔNG KẾT WORKSHOP THỬ THÁCH ÁNH SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH CỔ PHỤC HÀ NỘI
- Kiến thức nhiếp ảnh20 Tháng mười hai, 2024Đánh giá ống kính Viltrox 135mm f/1.8 AF
- Kiến thức nhiếp ảnh18 Tháng mười hai, 2024Nature Photographer Of The Year 2024 – Ngoạn Mục Và Bi Tráng