Bạn cho rằng ảnh chân dung ban đêm của bạn trông quá tẻ nhạt? Sau đây là cách mà một nhiếp ảnh gia sử dụng đèn đường, và một chiếc đèn Speedlite trên máy ảnh, và EOS R để tạo ra tấm ảnh chân dung ban đêm, có màu sắc đẹp mắt này, lấy cảm hứng từ pop art.
1. Làm cho hậu cảnh dư sáng một chút
Khi chụp với đèn flash vào ban đêm, nhiều nhiếp ảnh gia không chú ý đầy đủ đến phơi sáng. Một sai lầm thường gặp là chỉ chiếu sáng đối tượng chân dung—một cách chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng ánh sáng thiếu tự nhiên, nhất là khi hậu cảnh tối một cách không tương xứng.
Mục tiêu: Làm cho hậu cảnh trông sáng hơn
Hậu cảnh tối có thể làm cho ảnh có vẻ đơn điệu và vô hồn. Để làm cho nó sáng nhất có thể, tôi cài đặt một độ nhạy sáng ISO khá cao, ISO 1250. Điều này làm cho những vật thể ở hậu cảnh trở nên rõ hơn. Thủ thuật của tôi là phơi sáng ảnh cao hơn bình thường một chút sao cho hậu cảnh trông sinh động hơn.
Thủ thuật: Khung ngắm EVF (thường) là rất thích hợp để xem trước mức phơi sáng
Một khung ngắm điện tử (EVF) như trên EOS R thường rất có ích khi chụp ảnh vào ban đêm vì nó cho phép bạn xem trước tác dụng của các thiết lập phơi sáng. Ở đây, nó giúp tôi thấy hậu cảnh sẽ trông thế nào trong ảnh thực tế. Nhưng vì tôi sử dụng đèn flash, nó không thể thực sự giúp tôi xem trước mức phơi sáng đối với đối tượng. Để quyết định các thiết lập phơi sáng, tôi thực hiện theo cách cũ—bằng cách chụp thử vài tấm và thu hẹp dần các lựa chọn của mình.
Sử dụng chế độ E-TTL autoflash giúp tôi có được công suất đèn thích hợp nhất đối với đối tượng (giải thích thêm ở bên dưới).
Phần thẩm mỹ lấy cảm hứng từ pop art mà tôi muốn có được gồm có người mẫu trông có vẻ hơi phẳng, gần giống như một nhân vật hoạt hình. Nhưng cần phải có hậu cảnh sáng, thú vị mới đúng. Ở đây, hậu cảnh quá tối, điều này không chỉ làm cho người mẫu nổi bật quá, mà còn làm cho ảnh trở nên bình thường và không thú vị.
2. Chỉ để có tính thẩm mỹ này: Chiếu sáng đối tượng trực tiếp từ phía trước
Sử dụng chế độ E-TTL II autoflash
Sau khi tôi có được mức phơi sáng lý tưởng cho hậu cảnh, tôi chuyển sang thiết lập chiếu sáng đối tượng bằng đèn Speedlite. Đối với ảnh này, tôi sử dụng chế độ E-TTL II autoflash, trong đó máy ảnh và đèn Speedlite tự động đo và cài đặt công suất đèn flash thích hợp. Đó là một cách tương đối không rắc rối để có được mức phơi sáng tối ưu với đèn flash. Nếu ảnh vẫn trông quá gắt, bạn có thể điều chỉnh bù flash theo đó.
Tôi điều chỉnh góc đầu đèn flash sao cho đèn flash chiếu sáng đối tượng từ đầu trở lên. Nếu vẫn có bóng thiếu tự nhiên trên mặt người mẫu, hãy điều chỉnh góc đầu của người mẫu và sau đó thử lại.
Ánh sáng phẳng không nhất thiết là tệ. Hãy tìm ra sự cân bằng
Trong chụp ảnh studio, bạn sẽ hiếm khi thấy một nhiếp ảnh gia chiếu sáng đối tượng chân dung trực tiếp từ phía trước—nó sẽ làm cho đối tượng không nổi khối. Nhưng để có tính thẩm mỹ lấy cảm hứng từ pop art, vẻ hai chiều chính là thứ tôi muốn tạo ra, do đó tôi tiến hành nháy đèn flash trực tiếp.
Kết quả cuối cùng không có vẻ thiếu tự nhiên lắm vì tôi đảm bảo rằng có đủ ánh sáng ở hậu cảnh.
Tôi chụp từ khoảng cách khoảng 2 mét so với người mẫu. Đèn flash được nhắm trực tiếp vào khuôn mặt của người mẫu.
Bạn có biết: Các biển hiệu có thể tạo thành những tấm phản quang/nguồn sáng khuếch tán rất hữu ích
Tôi muốn ảnh của mình chuyển tải năng lượng của thành phố vào ban đêm, nhưng tôi cũng muốn nét mặt của người mẫu được chụp rõ. Đối với ảnh bên dưới, tôi sử dụng ánh sáng từ một biển hiệu để chiếu sáng khuôn mặt của cô.
Những chiếc lồng đèn treo bên ngoài cửa hiệu đằng sau rất sáng, do đó bên cạnh việc sử dụng chế độ E-TTL II autoflash trên đèn Speedlite, tôi cũng cài đặt thiết lập phơi sáng theo cách thủ công để tránh các điểm sáng bị cháy sáng. Luôn là có ích khi kiểm soát kỹ mức phơi sáng của bạn, nhưng tôi thấy rằng ảnh này là thành công vì một lý do khác: Có thể hướng dẫn người mẫu đứng ở nơi chúng ta có thể sử dụng ánh sáng xung quanh hiệu quả nhất.
Kết luận
Một số người trong các bạn có thể sợ khi nghĩ đến việc phải dùng đèn Speedlite. Có thể mất một lúc để kiểm soát nó nếu bạn là người mới, nhưng khi bạn đã nắm vững, bạn sẽ có thể chụp rất nhiều cảnh khác nhau.
Hãy thử tạo ra vẻ thẩm đẹp dùng các loại đèn đường khác nhau. Biến nó thành của bạn bằng cách điều chỉnh nó. Bạn cũng có thể thử các thiết lập khác nhau, chẳng hạn như ISO thấp hơn hoặc tốc độ cửa trập thấp hơn, để xem bạn có được gì! Tôi luôn thích thú tìm hiểu các cách tạo ra ảnh chân dung với những yếu tố bất ngờ, và tôi mong rằng bạn sẽ thích thú khi làm giống vậy.
Nguồn: Canon-asia
Tác giả: Haruka Yamamoto, Người mẫu: Haruka Shimoyama
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024TỔNG KẾT WORKSHOP THỬ THÁCH ÁNH SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH CỔ PHỤC HÀ NỘI
- Kiến thức nhiếp ảnh20 Tháng mười hai, 2024Đánh giá ống kính Viltrox 135mm f/1.8 AF
- Kiến thức nhiếp ảnh18 Tháng mười hai, 2024Nature Photographer Of The Year 2024 – Ngoạn Mục Và Bi Tráng