Mục lục
Ống kính Sigma 60-600mm F/4.5-6.3 DG DN OS là ống kính đầu tiên trên thế giới hỗ trợ khả năng phóng đại hình ảnh 10 lần (zoom 10x) cho các dòng máy ảnh không gương lật (hay còn gọi là máy ảnh mirrorless). Cùng Tokyo Camera tìm hiểu về chiếc ống kính mới được Sigma cho ra mắt này xem nó có những đặc điểm gì nổi bật, những điểm độc, lja của chiếc ống kính hỗ trợ máy ảnh không gương lật có khả năng zoom 10x với chất lượng hình ảnh tốt này nhé.
Quá trình phát triển Sigma 60-600mm F/4.5-6.3 DG DN OS
Sigma cho biết: Mục tiêu ban đầu của họ là tạo ra một ống kính có thể hoạt động trong nhiều điều kiện để người dùng có thể quay chụp ở nhiều tình huống khác nhau với cùng một ống kính quang học: tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời hay chụp những động vật hoang dã, trượt tuyết, du lịch dã ngoại. Chính vì khả năng quay chụp ở trong nhiều điều kiện khác nhau đòi hỏi chiếc ống kính máy ảnh (lens máy ảnh) cần phải có sự ổn định. Dù chụp ở điều kiện tiêu chuẩn hay chụp ở cự ly xa để người dùng không cần phải thay đổi các loại ống kính khác nhau.
Và sự ra đời của ống kính hỗ trợ zoom 10x cho máy ảnh không gương lật đầu tiên trên thế giới
Từ những yêu cầu về tính chất và môi trường trên, lens 60-600mm F/4.5-6.3 DG DN OS. Phiên bản ống kính thế hệ thứ hai của Sigma Sports đã được thành hình từ đó. Với khả năng có độ phóng đại tối đa (max zoom) 1:2:4 (tương đương khoảng 200mm). Trọng lượng lần lượt là 2485g (cho ngàm Sony E) và 2495g cho ngàm L. Đây là chiếc ống kính cho mirrorless hỗ trợ khả năng phóng đại lên tới 10x đầu tiên.
Niềm tự hào của Sigma
Đại diện của Sigma cho biết: “Với khả năng ghi lại các khoảnh khắc ở chất lượng hình ảnh cao trong dải tiêu cự từ 60 đến 600mm. Khoảng cách lấy nét thấp nhất là 45cm ở tiêu cự 60mm và tỉ lệ phóng đại 1:2:4 (tối đa) ở tiêu cự dải 200mm. Với những tính năng trên, cho phép người dùng sử dụng ống kính macro này để chụp ở cả những khung hình ở cự ly xa.”
Cấu tạo cơ bản của ống kính
Được cấu thành từ 27 thấu kính, sắp xếp theo 19 nhóm. Ống kính đặc biệt này của Sigma gồm hai thấu kính FLD (viết tắt từ “F” Low Dispersion) cùng ba thấu kính SLD (độ phân tán thấp).
Phạm vi khẩu độ của ống kính
Với góc quay rộng từ f/4.5 đến f/22. Từ f/5.6 đến f/32 cho góc quay chụp tele. Qua màng chắn chín lá khẩu.
Khả năng tương thích và tùy biến với các phụ kiện
Ống kính Sigma 60-600mm F/4.5-6.3 DG DN OS được công bố có khả năng hỗ trợ ngàm gắn Tripod (TS-121). Chiếc Tripod được làm từ hợp kim magie này có thể tương thích với Arca Swiss. Đặc biệt, phiên bản L-mount cũng tương thích với các bộ chuyển đổi 1,4x và 2x của Sigma từ xa.
Cấu trúc đa vật liệu của Sigma 60-600mm F/4.5-6.3 DG DN OS
Theo Sigma, ống kính mới có một số ưu điểm so với ống kính truyền thống làm từ vật liệu composite kết hợp với sợi thủy tinh. Chúng bao gồm giảm trọng lượng và cải thiện chất lượng hình ảnh nhờ cấu trúc đa vật liệu của nó.
Sigma cũng cho biết, ống kính mới này sử dụng cấu trúc “đa vật liệu”, bao gồm: magie; polycarbon kết hợp sợi carbon (CFRP), hỗn hợp polycarbonate ổn định nhiệt (TSC). Tất cả được sắp xếp theo một trật tự để tối ưu những đặc điểm của vật liệu phù hợp với tính năng của ống kính.
CFRP được mô tả là một vật liệu chắc chắn nhưng trọng lượng tương đối nhẹ và được sử dụng trong ngành công nghiệp hàng không dân dụng (những phụ kiện nội và ngoại thất máy bay). TSC – một loại polycarbonate có tốc độ giãn nở nhiệt gần giống với nhôm.
Chống bám bụi và nước
Theo tuyên bố từ Sigma: “Với trọng lượng nhẹ hơn nhưng độ bền của ống kính mới này vẫn chắc chắn như các mẫu ra mắt trước đó. Điều này mang lại sự kết hợp hài hòa và linh hoạt giữa trọng lượng nhẹ dễ mang vác và di chuyển trong nhiều điều kiện và môi trường khac nhau. Vòng lấy nét thủ công, khớp nối của ngàm, nút zoom, nút gạt điều khiển chức năng và các bộ phận cấu tạo bên ngoài đều được trang bị khả năng chống bám bụi và nước. Phía trước ống kính được phủ 1 lớp chống nước nước và dầu.
Mô tơ lấy nét tự động tuyến tính mới
Nhằm giúp tăng khả năng lấy nét tự động với tốc độ cao và chính xác nhất. Sigma cho biết động cơ tuyến tính mới của ống kính 60-600mm F/4.5-6.3 DG DN OS của hãng được trang bị một động cơ tuyến tính có công suất cao, kết hợp với công nghệ điện tử tân tiến. Mang đến khả năng lấy nét tự động với tốc độ phản hồi cao và chính xác giúp các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không bỏ lỡ những khoảnh khắc bất ngờ nào.
Hệ thống ổn định hình ảnh mới
Ống kính mới được Sigma công bố sử dụng một hệ thống ổn định hình ảnh quang học mới có tên “OS2”. Sigma cho biết là họ đã sử dụng một thuật toán kỹ thuật số mới giúp cải thiện hiệu suất ổn định cho hình ảnh
Chi tiết hơn, ống kính Sigma 60-600mm F/4.5-6.3 DG DN OS mới có khả năng:
– chống rung 6 điểm dừng (ở Zoom Mode – chế độ thu phóng)
– chống rung 7 điểm dừng ở chế độ tiêu chuẩn (Standard Mode)
Có thể thấy ống kính mới này là lựa chọn tuyệt vời cho cả những điều kiện chụp ảnh tĩnh hay quay video.
Ống kính Sigma 60-600mm mới cũng được trang bị hai chế độ OS, bao gồm:
Chế độ 1: sử dụng cho chụp thông thường
Chế độ 2: sử dụng để chụp khi bạn cần những cú lia máy nhanh. Chẳng hạn như, trong các sự kiện đua xe thể thao, bóng đá,….
Lens máy ảnh mới của Sigma có những công tắc giới hạn phạm vi điều khiển khi lấy nét tự động. Với ba nút AFL có thể điều chỉnh các chức năng từ máy ảnh và trên các ngàm phiên bản L hay Sigma USB Dock (có thể tùy chỉnh một chế độ OS khác).
Tính năng Dual Action Zoom
Tính năng này trên lens mới của Sigma giúp người dùng có thể sử dụng tính năng zoom bằng cách xoay vòng zoom hay nắm đầu ống kính.
Một số hình ảnh thực tế chụp từ ống kính Sigma 60-600mm F/4.5-6.3 DG DN OS
Dưới đây là một số hình ảnh mẫu được chụp bằng ống kính mới nhất của Sigma được công bố trên trang chủ của hãng:
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024TỔNG KẾT WORKSHOP THỬ THÁCH ÁNH SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH CỔ PHỤC HÀ NỘI
- Kiến thức nhiếp ảnh20 Tháng mười hai, 2024Đánh giá ống kính Viltrox 135mm f/1.8 AF
- Kiến thức nhiếp ảnh18 Tháng mười hai, 2024Nature Photographer Of The Year 2024 – Ngoạn Mục Và Bi Tráng