Mục lục

Toggle

Lấy nét là một trong những kỹ năng cơ bản nhưng quan trọng trong nhiếp ảnh. Việc lấy nét khi chụp ảnh giúp bức ảnh của bạn sắc nét, hấp dẫn. Trong bài viết này, Tokyo Camera xin chia sẻ những hiểu biết về các tính năng lấy nét trong nhiếp ảnhcác thiết bị nhiếp ảnh, cách sử dụng tính năng lấy nét hiệu quảmột số mẹo giúp bạn có thể nâng cao kỹ năng nhiếp ảnh của bản thân và chất lượng hình ảnh khi lấy nét chụp ảnh.

 

Lấy nét là gì? Khái Niệm Lấy Nét Trong Nhiếp Ảnh

Lấy nét (thuật ngữ tiếng Anh là focusing) là một trong những tính năng điều chỉnh ống kính máy ảnh để đạt được độ sắc nét tối đa của đối tượng. Trong khi những sự vật, chủ thể khác xung quanh sẽ bị mờ.

Lấy nét trong nhiếp ảnh là quá trình tập trung ánh sáng hướng từ một đối tượng, chủ thể cụ thể vào một điểm trên cảm biến của máy ảnh. Thông qua quá trình này, hình ảnh chụp khi xuất ra sẽ được hiển thị rõ ràng và sắc nét. Việc lấy nét có thể thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau (chẳng hạn như sử dụng tính năng lấy nét tự động, lấy nét thủ công).

Các Loại Lấy Nét Trên Máy Ảnh

Chế Độ Lấy Nét Tự Động (Auto Focus – AF)

Lấy nét tự động là một trong những tính năng phổ thông cho hầu hết các dòng máy ảnh hiện đại hiện nay. Cảm biến của máy ảnh kết hợp với phần mềm sẽ tự động điều chỉnh ống kính để giúp tối ưu độ nét của chủ thể, đối tượng mà bạn muốn tập trung lấy nét để chụp. Hiện nay, các dòng máy ảnh hiện đại đều hỗ trợ lấy nét đa điểm tự động, giúp người chụp ảnh, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dễ dàng lựa chọn vị trí và hướng đối tượng vào ống kính, khung hình mà mình muốn chụp dễ dàng, thuận tiện hơn.

Lấy Nét Thủ Công/Bằng Tay (Manual Focus – MF)

Lấy nét thủ công hay bằng tay là cách lấy nét cho phép bạn tự điều chỉnh ống kính máy ảnh để đạt được khả năng lấy nét của chủ thể, đối tượng mà bạn muốn. Chế độ lấy nét này thường được sử dụng trong những tình huống mà tính năng lấy nét tự động không thể tối ưu được (chẳng hạn như chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, ban đêm hay chụp macro hay khi đối tượng, chủ thể mà bạn muốn lấy nét có độ tương phản thấp).

Chế độ lấy nết thủ công – Manual Focus

Chế Độ Lấy nét liên tục (Continuous Focus)

Lấy nét liên tục là một chế độ lấy nét được sử dụng trong những tình huống chụp ảnh và chuyển động. Trong chế độ lấy nét liên tục (Continuous Focus) thuật toán phần mềm của máy ảnh sẽ liên tục lấy nét vào đối tượng trong khi người dùng di chuyển hoặc thay đổi vị trí, hướng ống kính máy ảnh. Điều này nhằm đảm bảo rằng ảnh chụp ra sẽ luôn hiển thị rõ nét và không bị mờ chủ thể chính.

Lấy nét theo pha (Phase Detection)

Lấy nét theo pha là phương pháp được ứng dụng trên những dòng máy ảnh DSLR cao cấp. Ở chế độ lấy nét này, máy ảnh sử dụng hai cảm biến hình ảnh để xác định khoảng cách giữa các điểm ảnh trong cùng một khung hình, từ đó ta sẽ xác định được chính xác độ rõ nét của ảnh.

Tham khảo:Những Kiến Thức Nhiếp Ảnh Cơ Bản

Chế Độ Lấy nét lai (Hybrid)

Chế độ Lấy nét lai (Hybrid) và ứng dụng trong các dòng máy ảnh kỹ thuật số

Chế độ lấy nét lai (Hybrid) là một trong những công nghệ lấy nét tiên tiến, công nghệ này là sự kết hợp những “tinh túy” của hai chế độ lấy nét truyền thống là: lấy nét theo pha (Phase Detection) và lấy nét theo độ tương phản (Contrast Detection) giúp tối ưu hiệu suất lấy nét của máy ảnh tốt hơn, nhanh và chính xác hơn.

Ví dụ điển hình về hệ thống lấy nét lai trên các dòng máy ảnh Sony A6000 

Hệ thống lấy nét Fast Hybrid AF mới trên thế hệ dòng máy ảnh Sony A6000. Theo như nhà sản xuất Sony công bố, Sony A6000 sở hữu hệ thống lấy nét lai tốc độ cao (Fast Hybrid AF) với khả năng ghi nhận 179 điểm ảnh nhận diện theo pha, kết hợp cùng hệ thống lấy nét theo nhận diện tương phản truyền thông (25 điểm ảnh), Sony tự tin cho biết nó là hệ thống nhận diện điểm ảnh nhanh nhất thế giới ở thời điểm bấy giờ. Đây là bước ngoặt trong lĩnh vực nhiếp ảnh, giúp người dùng có thể lấy nét một cách nhanh chóng, chính xác trong quá trình chụp hình, quay video.

Tùy chỉnh chế độ lấy nét lai (Hybrid) trên máy ảnh

Để sử dụng chế độ lấy nét lai (Hybrid) hiệu quả, người dùng cần tùy chỉnh máy ảnh để lấy nét và xác định phơi sáng độc lập với nhau. Để làm điều này, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  1. Lấy nét ở chế độ AF-ON.
  2. Nhấn nút chụp để nhả cửa trập.
  3. Sử dụng nút AF- ON (viết tắt của Auto Focus – ON) (hoặc nút Khóa AE – AE Lock) để lấy nét. Sau đó, nhấn nhả nút cửa trập bằng nút chụp.

Khi bạn muốn lấy nét lại, chỉ cần nhấn nút AF- ON một lần nữa.

Ống kính máy ảnh nào tối ưu cho chế độ lấy nét lai (Hybrid)?

Việc chọn và sử dụng ống kính máy ảnh phù hợp có một vai trò quan trọng trong việc tận dụng tối đa hiệu năng của chế độ lấy nét lai (Hybrid). Hiện một số nhà sản xuất máy ảnh và ống kính máy ảnh như Canon với ống kính STM, được cho là một trong những ống kính tối ưu cho chế độ lấy nét lai Hybrid AF System. Tuy nhiên, hai đoạn video thử nghiệm, tốc độ lấy nét của ống kính STM khi kết hợp với hệ thống lấy nét lai vẫn chưa thực sự nhanh bằng lấy nét theo pha đơn thuần. Ngoài ra, còn một số mẫu máy ảnh không gương lật đế từ một số nhà sản xuất khác như Panasonic G5. Vì vậy, ta cần cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng cho người dùng cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn ống kính máy ảnh sao cho phù hợp để đạt được kết quả lấy nét tốt nhất.                                                        

Lợi ích của chế độ lấy nét lai (Hybrid) trong nhiếp ảnh

Chế độ lấy nét lai (Hybrid) mang lại nhiều lợi ích cho người dùng mới làm quen với nhiếp ảnh và những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp muốn bắt trọn những khoảnh khắc ngắn, bao gồm:

Tốc độ lấy nét nhanh hơn

Việc sử dụng kết hợp hai hệ thống lấy nét theo pha và theo chế độ tương phản trong chế độ lấy nét kép cho phép người chụp ảnh lấy nét nhanh hơn trong những tình huống hay chụp lại những khoảnh khắc ngắn ngủi.

Chính xác hơn

Chế độ lấy nét lai (Hybrid) cho phép người dùng chụp ảnh hoặc quay video nhằm đảm bảo độ chính xác cao hơn, đặc biệt là trong những tình huống chụp ảnh với chuyển động nhanh.

Khả năng tương thích rộng với các thiết bị nhiếp ảnh

Chế độ lấy nét lai (Hybrid) có khả năng tương thích với nhiều dòng máy ảnh: từ máy ảnh kỹ thuật số cho đến máy ảnh DSLR, máy ảnh không gương lật (mirrorless). Giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các dòng máy ảnh mà không cần thay đổi lại thiết lập để sử dụng chế độ lấy nét.

Chế độ lấy nét tự động theo vùng (AF Area Modes)

Single-Point (đơn điểm)

Những dòng máy ảnh DSLR hiện đại sử dụng chế độ lấy nét tự động một lần hoặc liên tục dựa trên số điểm lấy nét bất kỳ, riêng lẻ trong một khung hình. Số lượng điểm ảnh này có thể phụ thuộc vào những yếu tố khác của máy ảnh và ống kính máy ảnh như khẩu độ ống kính. Khẩu độ ống kính lớn hơn, cho nhiều ánh sáng đi vào hơn, nhiều điểm nhận diện được hơn. Tuy nhiên, có một số lưu ý mà quý vị và các bạn cần hiểu rõ như sau:

Lưu ý:

– Không phải TẤT CẢ các điểm tập trung đều có thể lấy được nét như nhau. 

– Các dòng máy ảnh DSLR cao cấp có tới 45 điểm có thể lấy nét tự động trở lên. So với các dòng máy ảnh thông thường khác thường chỉ có ít nhất một điểm AF để lấy trọng tâm.

– Số lượng điểm ảnh có thể lấy nét phụ thuộc vào khẩu độ tối đa của ống kính máy ảnh mà bạn đang sử dụng. Khẩu độ ống kính lớn, kèm theo nhiều ánh sáng cảm biến máy ảnh nhận được và nhiều điểm ảnh ghi nhận được hơn.

Group

Chế độ lấy nét tự động theo nhóm vùng (Group) không khác gì nhiều so với Single-Point Mode. Chế độ lấy nét theo nhóm điểm ảnh này cho phép cảm biến máy ảnh có thể ghi nhận một số điểm lấy nét và đánh giá chất lượng hình ảnh thu được từ những cụm điểm đó. 

Khi bạn đang ngắm một đối tượng, chế độ nhóm sẽ cố gắng tiếp tục “bám” theo đối tượng ngay cả khi điểm ảnh thuộc đối tượng, chủ thể bị mất dấu vết (dự đoán theo hành động của chủ thể). Máy ảnh chế độ lấy nét nhóm có thể nhận diện được khuôn mặt, đồng thời tiến hành khóa điểm ảnh để lấy nét ở bộ phận mắt đối tượng (tính năng lấy nét theo mắt) để tiện theo dõi khi chuyển động của chủ thể trong quá trình chụp hình động.

Chế độ lấy nét này có thể nhận diện được khuôn mặt, khóa điểm ở một bộ phận theo mắt đối tượng để theo dõi chuyển động của đối tượng được nhắm tới để lấy nét.

Dynamic

Chế độ lấy nét tự động theo vùng rộng (Dynamic) sẽ khóa một điểm và tiếp tục theo dõi đối tượng nếu chủ thể di chuyển theo các điểm xung quanh. Thậm chí, cả những điểm nằm ngoài so với những vùng được lấy nét (Group). Điều này giúp người dùng dễ dàng theo dõi đối tượng đang di chuyển nhanh hoặc không theo một quỹ đạo cố định. Chính vì vậy, chế độ Dynamic cực kỳ phù hợp cho những cảnh quay chụp sự kiện thể thao (chẳng hạn như bóng đá) hay các cảnh quay động vật hoang dã ngoài thiên nhiên, môi trường rộng hay bất kỳ tình huống nào mà đối tượng, chủ thể của bạn di chuyển nhanh và không lường trước được.

Automatic

Chế độ lấy nét tự động theo vùng Automatic – lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn tập trung vào bố cục, hoặc những thứ khác xung quanh đối tượng. Tùy thuộc vào dòng máy ảnh, thiết bị chụp ảnh khác nhau chế độ này có thể tìm kiếm tông màu da và khóa điểm đó của đối tượng. Nó sẽ tự đánh giá thông tin từ nhiều điểm để theo dõi đối tượng một cách gần nhất – nghĩa là thể hiện chi tiết sắc nét đến từng cử chỉ, động tác.

Chế độ Automatic cũng giúp người dùng tiết kiệm thời gian khi không cần phải thay đổi chế độ lấy nét thường xuyên. Máy ảnh sẽ tự động xác định vị trí lý tưởng tương ứng để lấy nét, giúp bạn chụp ảnh nhanh chóng và chính xác hơn.

Lựa Chọn Chế Độ Lấy Nét Thích Hợp Theo Tình Huống

Những tình huống chụp ảnh khác nhau sẽ đòi hỏi một chế độ lấy nét khác nhau. Vì vậy, lựa chọn chế độ lấy nét phù hợp còn phải dựa vào các yếu tố khác như đối tượng, hoàn cảnh, bối cảnh chụp ảnh. Ví dụ, khi chụp ảnh phong cảnh. Bạn có thể sử dụng chế độ lấy nét tự động. Nhưng nếu chụp ảnh trong bối cảnh chụp đêm hay chụp macro, bạn nên chuyển sang những chế độ lấy nét thủ công (lấy nét bằng tay) để bức ảnh có độ sắc nét tốt.

Mẹo Lấy Nét Hình Ảnh Hiệu Quả

Sử Dụng Chế Độ Lấy Nét Tự Động Để Chụp Ảnh Nét

Khi sử dụng chế độ lấy nét tự động, hãy chọn điểm lấy nét phù hợp với đối tượng của bạn. Hầu hết những dòng máy ảnh hiện đại đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Canon, Sony hiện đều cho phép bạn chọn điểm lấy nét tự động bằng cách di chuyển con trỏ trên màn hình hoặc thông qua nút chức năng trên thân máy. Điều này giúp bạn có thể tập trung lấy nét chính xác vào đối tượng mong muốn.

Sử Dụng Chức Năng Lấy Nét Một Chạm (One-Shot AF)

Chức năng lấy nét một chạm cho phép bạn giữ độ sắc nét của đối tượng được lấy nét trong khi di chuyển máy ảnh để cân đối lại khung hình. Để sử dụng chức năng này, bạn chỉ cần nhấn nhả  nút chụp ảnh để máy ảnh tự động lấy nét, sau đó giữ nguyên nút chụp trong khi di chuyển máy ảnh đến vị trí mong muốn.

Tận Dụng Chế Độ Lấy Nét Liên Tục (Continuous AF)

Chế độ lấy nét liên tục giúp bạn theo dõi và giữ độ sắc nét của đối tượng đang di chuyển. Khi đối tượng bắt đầu di chuyển, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh ống kính để giữ đối tượng luôn nét. Chế độ này rất hữu ích khi chụp ảnh thể thao, động vật hoặc trẻ em đang chạy nhảy.

Tổng Kết

Với sự hiện đại của các dòng máy ảnh tân tiến mới, việc sử dụng chế độ lấy nét trên máy ảnh cũng ngày càng tiện lợi và dễ dàng hơn. Cho dù là với người mới sử dụng máy ảnh hay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều có thể sử dụng và tận dụng những tính năng hỗ trợ lấy nét tự động một cách thoải mái để có thể thỏa sức sáng tạo những bức ảnh đẹp mà không phải lo lắng quá nhiều về mặt kỹ thuật.

Nội dung Liên Quan Nhiếp Ảnh

Tìm Hiểu Về Bảng Nhiệt Độ Màu Và Các Chế Độ Cân Bằng Trắng Trong Nhiếp Ảnh

Bảng nhiệt độ màu và thiết lập cân bằng trắng là những khái niệm cơ […]

Sử dụng biểu đồ Histogram để tăng cường chất lượng ảnh chụp

Trong bài viết trước, Tokyo Camera đã giới thiệu tới quý vị và các bạn […]

Tìm hiểu về biểu đồ histogram trong nhiếp ảnh

Biểu đồ histogram là một trong những công cụ giúp xử lý hậu kỳ hình […]

Tìm hiểu về Đo Sáng, Bù sáng trong Nhiếp Ảnh

Trong nhiếp ảnh, đo sáng là một trong những khái niệm cơ bản nhưng rất […]

Hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh lấy ánh sáng đúng cách

Việc chụp ảnh trông bề ngoài tuy đơn giản. Nhưng thực tế, để tạo ra […]

Tìm hiểu về các loại ánh sáng trong nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh là một trong những bộ môn nghệ thuật đòi hỏi người nhiếp ảnh […]

Tìm hiểu về độ sâu trường ảnh và cách thiết lập để có độ sâu trường ảnh phù hợp

Trong những bài viết trước, Tokyo Camera đã giới thiệu tới quý vị và các […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *