Mục lục

Toggle

Bố cục trong nhiếp ảnh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một bức ảnh đẹp và hấp dẫn thu hút người xem. Vì vậy, việc hiểu và áp dụng những nguyên tắc trong bố cục chụp ảnh sẽ góp phần giúp bạn hiểu và vận dụng tạo ra những bức ảnh có chất lượng hình ảnh và màu sắc độc đáo, thu hút cảm quan của người nhìn. Trong bài viết này, Tokyo Camera sẽ giới thiệu và cách áp dụng một số nguyên tắc bố cục trong nhiếp ảnh và chụp ảnh để giúp bạn tạo ra những bức ảnh ấn tượng và chuyên nghiệp hơn.

Giới thiệu về bố cục chụp ảnh trong nhiếp ảnh

Bố cục 1/3

Bố cục ⅓ là một trong những quy tắc phổ biến trong nhiếp ảnh. Giúp người chụp ảnh có thể tạo ra những bức ảnh với bố cục trông cân đối, hài hòa. Tuy nhiên, để áp dụng nguyên tắc bố cục một phần ba (⅓) trong nhiếp nhiếp ảnh. Bạn cũng cần hiểu và chia phần khung hình mà kính ngắm máy ảnh thu được thành 9 phần bằng nhau (phân cách bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang cách nhau song song một khoảng bằng nhau). 

Các điểm giao nhau giữa các đường này sẽ giao nhau ở vị trí ⅓ trên ảnh cũng là điểm sắc nét của bức ảnh. Vì vậy, hãy đặt các đối tượng, chủ thể quan trọng mà bạn muốn làm nổi bật vào những điểm giao nhau giữa các đường này để bức ảnh trông hấp dẫn và có phần chuyên nghiệp hơn trong con mắt của những nhà nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Áp dụng quy tắc một phần ba trong bố cục nhiếp ảnh sao cho đúng và dễ dàng?

Để có thể hiểu một cách trực quan nhất về quy tắc ⅓ trong nhiếp ảnh, Tokyo Camera xin lấy ví dụ minh họa bằng hình ảnh sau:

Ứng dụng Quy tắc một phần ba trong nhiếp ảnh

Trong bức hình trên, được chia thành 9 phần nhỏ bằng nhau, với 2 cặp đường kẻ song song theo trục ngang và trục tung. Các đường này được gọi là đường chính. Giao điểm của các đường này được gọi là điểm vàng trong nhiếp ảnh. Hiện giờ, các dòng máy ảnh hay thậm chí là camera trên điện thoại thông minh (smartphone) cũng hỗ trợ chia bố cục ngay trên màn hình hiển thị hình ảnh thu được từ camera theo nguyên tắc này. Vì vậy, có thể thấy độ phổ biến của nguyên tắc 1 phần 3 (⅓). Khi này, bạn chỉ cần đặt chủ thể vào một trong những giao điểm trên khung hình. Hoặc tối thiểu là chủ thể sẽ nằm trên các trục chính của đường thì chủ thể sẽ được nổi bật hơn so với xếp vào trực diện, trọng tâm của bố cục bức ảnh.

Bố cục Fibonacci trong nhiếp ảnh

Bố cục Fibonacci hay còn gọi là bố cục “tỷ lệ vàng” là một trong những nguyên tắc, bố cục được áp dụng trong các lĩnh vực nghệ thuật (nhiếp ảnh, hội họa), kiến trúc. Bố cục này tạo ra tỷ lệ 1:1.618 được cho là tỉ lệ của một bức ảnh hài hòa, thẩm mỹ cao. Việc áp dụng bố cục Fibonacci dựa trên việc sử dụng những đường cong xoắn ốc theo tỷ lệ vàng, tạo ra sự hài hòa, tính thẩm mỹ cao cho những bức ảnh, bức họa. Việc áp dụng bố cục Fibonacci sẽ giúp các đối tượng quan trọng trong việc tạo chiều sâu cho bức ảnh, cũng như tăng thêm sự tập trung vào chủ thể chính tạo nét chân thực và có hồn hơn cho tác phẩm nhiếp ảnh.

Tỉ lệ vàng hay còn gọi là tỉ lệ Fibonacci được áp dụng rộng rãi trong kiến trúc, nghệ thuật nhiếp ảnhTỉ lệ vàng hay còn gọi là tỉ lệ Fibonacci được áp dụng rộng rãi trong kiến trúc, nghệ thuật nhiếp ảnh
Tỉ lệ vàng hay còn gọi là tỉ lệ Fibonacci được áp dụng rộng rãi trong kiến trúc, nghệ thuật nhiếp ảnh

Bố cục đối xứng

Bố cục đối xứng cũng là một trong những nguyên tắc bố cục đơn giản. Nhưng hiệu quả nó mang lại vô cùng quan trọng trong nghệ thuật nghiệp ảnh, hội họa. Áp dụng đúng bố cục đối xứng sẽ cho những bức ảnh cân đối và hài hòa.

Áp dụng Bố cục đối xứng sao cho hợp lý?

Để áp dụng bố cục đối xứng một cách đơn giản và chuẩn, ta cần chia khung hình ảnh thành hai phần đối xứng qua những trục dọc và trục ngang. Hãy đặt các đối tượng quan trọng mà bạn muốn làm rõ đối tượng trong bố cục bức hình của mình theo những đường trục này, nhằm tạo ra sự cân bằng giữa hai bên của bức ảnh. 

Tuy nhiên, cũng lưu ý là bạn không nhất thiết phải áp dụng quá máy móc hoặc quá hoàn hảo. Vì như vậy sẽ có thể khiến bức ảnh đôi khi trông quá cứng nhắc hoặc mất đi nét tự nhiên của bức ảnh.

Bố cục lệch tâm

Bố cục lệch tâm – một trong những nguyên tắc giúp tạo ra sự độc đáo và bắt mắt của những bức ảnh hay thậm chí trong hội họa. Bố cục này là biến thể lớn hơn của bố cục ⅓ vì nó có thể áp dụng linh hoạt thêm các nguyên tắc tỉ lệ khác như hai phần ba (⅔). Ngoài ra, điểm đáng chú ý của bố cục này là thay vì đặt chủ thể ở trọng tâm của bức hình, ta có thể đặt chủ thể, đối tượng muốn nhắm tới vào vị trí lệch về một bên hoặc một góc của khung hình bức ảnh. Việc áp dụng bố cục lệch tâm sẽ tạo ra sự không đồng đều, nhưng điều này giúp thu hút ánh nhìn vào bức ảnh của người thưởng thức.

Bố cục lệch trọng tâm với kết hợp với bố cục tỉ lệ 1 phần 3 cho bức ảnh trở nên cân đối hài hòa một cách tự nhiênBố cục lệch trọng tâm với kết hợp với bố cục tỉ lệ 1 phần 3 cho bức ảnh trở nên cân đối hài hòa một cách tự nhiên
Bố cục lệch trọng tâm với kết hợp với bố cục tỉ lệ 1 phần 3 cho bức ảnh trở nên cân đối hài hòa một cách tự nhiên

Bố cục tiền cảnh và chiều sâu

Bổ sung vào tiền cảnh là một trong những cách để tạo ra cảm giác và chiều sâu trong nhiếp ảnh. Mặc dù là bức ảnh 2D những cảm giác, hiệu ứng 3D của bức ảnh sẽ tăng lên khi bạn thêm những yếu tố vào tiền cảnh, hậu cảnh.

Ví dụ, bức ảnh chụp thác nước này, mỏm đá trên suối chính là tiền cảnh cung cấp tiền cảnh hoàn hảo. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả khi bạn sử dụng những loại máy ảnh kết hợp ống kính góc rộng.

Một bức ảnh khác được chụp tại bến tàu Dublin, Ireland. Cho thấy bố cục tiền cảnh và hậu cảnh được phân bổ hợp lý như thế nào. Chiếc dây xích của tàu biển trên bến tàu đóng vai trò như tiền cảnh, còn phần hậu cảnh chính là những tòa nhà, công trình kiến trúc ở bên kia bờ,…giúp tạo cảm giác và chiều sâu rõ rệt, chân thực cho bức ảnh.

Tạo khung bên trong khung

Khung hinh bên trong khung hình (còn gọi là tạo khung trong khung) là một trong những cách hiệu quả để góp phần khắc họa, tạo điểm nhấn về chiều sâu của bức ảnh một cách rõ ràng. Bên cạnh những tĩnh vật, kiến trúc như cây cối, cửa sổ, mái vòm, cành cây nhô ra. Tất cả những yếu tố này đều kiến tạo nên “mái vòm” góp phần khắc họa nên chiều sâu của cảnh vật.

Cần lưu ý, ‘khung hình’ này không nhất thiết phải bao gồm toàn bộ cảnh vật. 

Trong bức ảnh chụp khung cảnh thành phố được chụp từ một cây cầu vượt, khung ở đây là lỗ hổng trên hàng rào, đóng vai trò tạo khung cho những tòa nhà ở phía xa và con đường hai làn xe ở phía dưới. Việc sử dụng góc nhìn qua khung hình là một đặc điểm phổ biến của tranh vẽ trong thời kỳ Phục hưng để miêu tả chiều sâu.

Một bức trang vẽ trên tường sử dụng hiệu ứng khung trong khung bằng mái vòm

Ngoài ra, việc chụp ảnh hiệu ứng khung trong khung thường nên thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc xế chiều, khi này lượng ánh sáng vừa đủ. Giúp những bối cảnh chụp được nhận được đủ ánh sáng cần thiết mà không bị cháy sáng hay thiếu sáng.

Khung ở đây không chỉ là những kiến trúc mái vòm hay cửa sổ. Bức ảnh chụp trên đây là một ví dụ về việc sử dụng cành cây, thân cây kết hợp với phần góc đất phía dưới để tạo ra một khung ảnh bắt trọn cả cây cầu và nhà thuyền.

Tóm lại, việc chụp ảnh theo bố cục khung trong khung chính là một cơ hội để bạn có thể thỏa sức sáng tạo khung ảnh tận dụng từ chính môi trường xung quanh để thu hút sự chú ý của người xem vào chủ thể chính của bức ảnh hoặc bối cảnh chính.

Sử dụng các đường cong, đường dẫn hình ảnh

Hiệu ứng đường dẫn thẳng được tạo ra khi chụp tại quảng trường Place de Trocadero khi hoàng hôn xuống

Các đường cong và đường dẫn trong nhiếp ảnh, nếu sử dụng đúng cách sẽ tạo ra những hiệu ứng chiều sâu và tạo cảm giác chân thực cho bức ảnh. Giống như hiệu ứng chuyển động khi bạn đang đi trên một con đường. Nó tạo ra cảm giác của sự đơn giản nhưng chân thực vô cùng.

Bố cục đường dẫn trong nhiếp ảnh

Bố cục chụp ảnh chân dung

Khi chụp ảnh chân dung thì bố cục thường tập trung xoay quanh đôi mắt của chủ thể và đối tượng mà bạn muốn chụp.

Thay vì đặt những góc máy thẳng vào gương mặt thì trọng tâm ống kinh sẽ hơi lệchThay vì đặt những góc máy thẳng vào gương mặt thì trọng tâm ống kinh sẽ hơi lệch
Thay vì đặt những góc máy thẳng vào gương mặt thì trọng tâm ống kinh sẽ hơi lệch

Tại sao đôi mắt lại được lựa chọn là bố cục trung tâm trong nhiếp ảnh chân dung?

Đôi mắt được coi là “cửa sổ tâm hồn”. Mà chuyển động hay biểu cảm của đôi mắt chính là thước đo sự thành công của nhiếp ảnh chân dung.

Cách áp dụng bố cục chụp ảnh chân dung

Để có thể áp dụng việc chụp ảnh theo bố cục chụp ảnh chân dung đúng cách và hiệu quả. Hãy chú ý tới đôi mắt, đặt đôi mắt của người mẫu ở một vị trí sao cho đôi mắt nổi bật trong khung hình, đồng thời tạo sự gần gũi, chân thật cho người nhìn vào bức ảnh.

Ngoài ra, còn có nhiều bố cục chụp ảnh khác hỗ trợ chụp ảnh chân dung đẹp và có hồn. Tokyo Camera xin tổng hợp và gửi tới quý vị và các bạn trong một bài viết riêng để có thể đi vào phân tích chi tiết hơn.

Bố cục liên quan tới đường chéo và tam giác trong nhiếp ảnh

Người ta thường cho rằng, những bối cảnh dựa trên việc xác định khung hình có hình tam giác, đường chéo và những điểm đặc biệt tạo nét “kịch tính” hoặc “tò mò” cho bức ảnh. Cảm giác này khó giải thích vì nó tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người.

Nếu sự ổn định của bức ảnh dựa theo các đường ngang và dọc. Nếu bạn thấy một người đúng trên một mặt phẳng nằm ngang, trông sẽ có tính ổn định hơn. 

Phối cảnh trong bố cục nhiếp ảnh

Bố cục phối cảnh – một trong những nguyên tắc bố cục tạo ra chiều sâu trong không gian và bố cục của bức ảnh. Áp dụng bố cục phối cảnh hiệu quả cần áp dụng cả những yếu tố khác như: màu sắc, đường kẻ, ánh sáng và bóng tối để kết hợp lại tạo ra hiệu ứng độ sâu cho cả không gian trong ảnh. Áp dụng bố cục phối cảnh đúng sẽ tạo ra cảm giác chân thực, sống động cho bức ảnh.

Tóm Lại

Việc hiểu và áp dụng các nguyên tắc bố cục trong chụp ảnh và nhiếp ảnh sẽ giúp bạn tạo ra những bức hình đẹp, trông chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn. Việc thử nghiệm các bố cục chụp ảnh khác nhau hay kết hợp chúng sao cho sáng tạo để tạo ra những bức hình có chất riêng ấn tượng và độc đáo.

Nội dung khác liên quan tới nhiếp ảnh

Lấy Nét Trong Nhiếp Ảnh: Các Loại Lấy Nét Và Cách Sử Dụng Lấy Nét Hiệu Quả

Lấy nét là một trong những kỹ năng cơ bản nhưng quan trọng trong nhiếp […]

Tìm Hiểu Về Bảng Nhiệt Độ Màu Và Các Chế Độ Cân Bằng Trắng Trong Nhiếp Ảnh

Bảng nhiệt độ màu và thiết lập cân bằng trắng là những khái niệm cơ […]

Sử dụng biểu đồ Histogram để tăng cường chất lượng ảnh chụp

Trong bài viết trước, Tokyo Camera đã giới thiệu tới quý vị và các bạn […]

Tìm hiểu về biểu đồ histogram trong nhiếp ảnh

Biểu đồ histogram là một trong những công cụ giúp xử lý hậu kỳ hình […]

Tìm hiểu về Đo Sáng, Bù sáng trong Nhiếp Ảnh

Trong nhiếp ảnh, đo sáng là một trong những khái niệm cơ bản nhưng rất […]

Hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh lấy ánh sáng đúng cách

Việc chụp ảnh trông bề ngoài tuy đơn giản. Nhưng thực tế, để tạo ra […]

Tìm hiểu về các loại ánh sáng trong nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh là một trong những bộ môn nghệ thuật đòi hỏi người nhiếp ảnh […]

Tìm hiểu về độ sâu trường ảnh và cách thiết lập để có độ sâu trường ảnh phù hợp

Trong những bài viết trước, Tokyo Camera đã giới thiệu tới quý vị và các […]

Tìm hiểu về tiêu cự trong máy ảnh, ứng dụng tiêu cự trong nhiếp ảnh

Trong những bài viết trước về khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh, Tokyo Camera […]

Tốc độ màn trập máy ảnh và ý nghĩa của màn trập trong việc chụp ảnh

Màn trập (tiếng anh là shutter speed) và tốc độ màn trập là một trong […]

Tìm hiểu về khẩu độ, ảnh hưởng của khẩu độ tới các yếu tố cơ bản khác trong nhiếp ảnh

Trong phần trước, Tokyo Camera đã giới thiệu chi tiết hơn về ISO và độ […]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *