Chụp được một bức ảnh rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách chụp ảnh đẹp, đặc biệt là để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì lại càng khó hơn nữa. Tuy nhiên, 10 mẹo đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng có được những bức ảnh đẹp, ấn tượng và chất nhất. Hãy cùng Aphoto khám phá nhé.
1.Kỹ thuật tạo khuôn ảo (Framing)
Tạo khuôn ảo, ngay tên gọi của nó bạn cũng có thể hình dung ra ý nghĩa của kỹ thuật chụp ảnh này. Đơn giản là chỉ cần tận dụng ngay môi trường xung quanh để tạo một cái khung và làm nổi bật cho nhân vật hoặc đối tượng trong ảnh mà bạn muốn biểu đạt. Đó có thể là một cái cửa sổ, cửa ra vào, cây cối hay bất kỳ một chi tiết gì. Tạo khuôn ảo thường được sử dụng rất hiệu quả trong việc chụp ảnh chân dung.
2.Chuyển động (Movement)
Nếu bạn chụp một vật gì đó trong chuyển động, hãy tạo một chút khoảng trống ở phía trước nó. Bằng cách này bức ảnh của bạn sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều.
3.Phương hướng (Direction)
Não của chúng ta tiếp nhận thông tin từ trái qua phải nên cách tốt nhất là nên đặt tất cả các chi tiết quan trọng ở phía bên phải của bức ảnh.
4.Góc chụp (Camera Angle)
Vị trí của camera sẽ tác động tới nội dung của bức ảnh, khiến bức ảnh trở nên tươi hơn mà không nhất thiết phải thay đổi các chi tiết trong ảnh.
5.Không gian âm (Negative Space)
Không gian âm của ảnh không nhất thiết phải là màu trắng, mà có thể là bất màu gì, chi tiết nào không chứa nội dung. Sự có mặt của không gian âm trong ảnh sẽ khiến bức ảnh trở nên ấn tượng hơn và độc đáo hơn.
6.Độ sâu (Depth)
Độ sâu sẽ tạo nên không gian 3 chiều và tính đa dạng cho bức ảnh.
7.Tiền cảnh(Foreground)
Tiền cảnh sẽ khiến người xem bức ảnh bị thu hút nhưng vẫn đảm bảo rằng không ảnh hưởng đến đối tượng cần nhấn mạnh trong ảnh.
8.Đổ bóng và phản chiếu (Shadows và reflections)
Sử dụng kỹ thuật đổ bóng và phản chiếu sẽ làm bức ảnh của bạn trở nên thú vị và sáng tạo hơn rất nhiều.
9.Giờ vàng và giờ xanh (Golden hour và Blue hour)
Giờ vàng là lúc mặt trời lặn gần phía sát đường chân trời, khi đó đường chân trời vẫn còn xuất hiện một vùng sáng tương phản với các vùng tối còn lại. Còn giờ xanh là lúc mặt trời đã lặn hoặc chuẩn bị mọc, khi đó bầu trời chưa tối mà vẫn còn một chút ánh sáng le lói và vùng trời là một màu xanh chủ đạo.
10.Học hỏi và sáng tạo
Một khi bạn đã nắm được những nguyên tắc cơ bản trong kết hợp mọi thứ, đừng sợ sẽ phá vỡ chúng. Điều này không chỉ khiến bạn tạo nên những bức ảnh sáng tạo hơn mà còn xây dựng được một phong cách nhiếp ảnh của chính mình.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024TỔNG KẾT WORKSHOP THỬ THÁCH ÁNH SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH CỔ PHỤC HÀ NỘI
- Kiến thức nhiếp ảnh20 Tháng mười hai, 2024Đánh giá ống kính Viltrox 135mm f/1.8 AF
- Kiến thức nhiếp ảnh18 Tháng mười hai, 2024Nature Photographer Of The Year 2024 – Ngoạn Mục Và Bi Tráng