Chụp ảnh phong cảnh là thể loại chụp mà hẵn những ai đã từng cầm máy ảnh chắc hắn đã một lần thử sức. Tuy vậy, những người mới chơi thường mắc phải một số lỗi cơ bản khiến cho bức hình chưa làm toát lên vẻ hùng vỹ của thiên nhiên, hay sự bao la của biển cả. Dưới đây là những sai lầm mà người mới chụp ảnh cần tránh để có những bức hình sống động đầy màu sắc.

1. Đường chân bị nghiêng lệch

Đường chân bị nghiêng lệch
Đường chân bị nghiêng lệch

Đường chân trời bị nghiêng lệch có thể là lỗi cơ bản nhất mà hầu hết những người mới chơi mắc phải. Một bức ảnh phong cảnh với đường chân trời bị nghiêng sẽ đem lại cảm giác khó chịu cho người xem. Thay vì hướng dẫn mắt người xem tới chủ thể, đường chân trời nghiêng lệch sẽ thu hút sự chú ý của họ và hướng ánh mắt của họ ra ngoài bức ảnh, bức ảnh trở nên không có giá trị nữa. Ngày nay, các máy ảnh tầm trung trở lên đã tích hợp sẵn thước thuỷ ảo giúp cho người dùng có thể cân chỉnh đường chân trời một cách đơn giản.

2.Chế độ chụp tự động

Chế độ chụp tự động
Chế độ chụp tự động

Lỗi thứ hai phổ biến nữa đó chính là chụp ảnh phong cảnh bằng chế độ tự động. Những người mới chơi thường rất hay sử dụng chế độ tự động tuy nhiên, nếu muốn cải thiện kỹ năng, kỹ thuật chụp ảnh, bạn nên sử dụng các chế độ khác trong máy ảnh như M (Manual chụp chỉnh tay hoàn toàn), A (Aperture Priority chụp ưu tiên khẩu độ) và S (Shutter Priority chụp ưu tiên tốc độ).

Xem thêm  Cẩm nang 20 kiểu tạo dáng đơn giản để Instagram của bạn đầy ảnh đẹp

3.Ảnh bị rung, mờ nhòe

Ảnh bị rung, mờ nhòe
Ảnh bị rung, mờ nhòe

Để có một bức ảnh phong cảnh đẹp, có thể bạn phải phơi sáng trong một thời gian và điều đó làm cho những bức hình giảm đi độ nét, mờ nhòe. Để giảm thiểu tối đa điều này, bạn nên sử dụng chân máy ảnh, là công cụ quan trọng nhất để chụp ảnh phong cảnh.

4.Thời điểm chụp

Thời điểm chụp
Thời điểm chụp

Với nhiếp ảnh phong cảnh, ánh sáng là điều quan trọng nhất. Do đó bạn phải ghi nhớ 2 thời điểm quan trọng được gọi là “giờ vàng” (Golden Hour) chính là thời điểm hoàng hôn và bình minh của một ngày. Ánh sáng dịu vào hai thời điểm này sẽ mang lại vẻ mềm mại và những ánh vàng tuyệt đẹp cho ảnh phong cảnh.

5.Khẩu độ lớn

Khẩu độ lớn
Khẩu độ lớn

Một bức ảnh phong cảnh cần có độ nét tốt từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Vì vậy khẩu độ tối ưu khi chụp phong cảnh thường là f/9 đến f/11. Một số người mới chơi thường để khẩu độ lớn và họ sẽ phải rất hối tiếc vì điều đó, bởi sau khi chụp, những bức hình nhợt nhạt với độ nét thấp, phông nền bị xóa nhạt nhòa làm cho bức hình trở nên buồn tẻ.

6.Không có trọng tâm

Trong bức hình của bạn, sẽ cần có một chủ thể làm trọng tâm như một gốc cây khô, con thuyền …để tạo điểm nhấn, thu hút ánh nhìn của người xem, làm nổi bật lên giữa hậu cảnh bao la ở đằng sau.

Xem thêm  Chụp Ảnh Chân Dung: 3 Thiết Lập Khẩu Độ Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp Ưa Dùng

7.Lỗi bố cục

Lỗi bố cục
Lỗi bố cục

Bố cục là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi bức ảnh. Có rất nhiều phương pháp bố cục trong ảnh phong cảnh khác nhau như quy tắc 1/3, so le, đối xứng,… để bạn tha hồ vận dụng. Hãy cố gắng tìm ra một bố cục phù hợp với bức hình của mình nhé!

8.Ánh sáng không đều

Khi độ sáng chênh lệch giữa các vùng quá lớn, máy ảnh sẽ không thể nào ghi lại hết thông tin trên tất cả các vùng. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng vùng trời quá sáng hay vùng bên dưới quá tối. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng kỹ thuật chụp ảnh HDR hoặc sử dụng filter ND.

👉 ❌⭕ ‼️ TRUY CẬP ĐỂ HỎI TRỰC TIẾP VỀ NHIẾP ẢNH VỚI ADMIN APHOTO TRÊN TIKTOK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *