Những bạn nào mới tham gia bộ môn nhiếp ảnh này thì đều phải nắm rõ những góc chụp cơ bản để có những bức ảnh đúng chất, Aphoto xin giới thiệu với các bạn ngay dưới đây. Hãy theo dõi bài viết nhé.

1.Trung cảnh

Trung cảnh
Trung cảnh

Bắt đầu bài viết với một trong những khung ảnh thường gặp nhất: Ảnh trung cảnh. Chủ thể được chụp từ đầu gối hay eo lên đến đỉnh đầu. Khung ảnh được chụp bao gồm một phần hậu cảnh và chủ thể chính, đủ để người xem có thể cảm nhận về nhân vật trong bức ảnh.

2.Cận cảnh

Cận cảnh
Cận cảnh

Ảnh cận cảnh có 2 loại đó là cận cảnh rộng là khung hình lấy từ ngực trở lên và cận cảnh hẹp là khung hình lấy được lấy từ cổ trở lên. Bức hình cận cảnh tạo cho người xem một mối liên hệ sâu sắc hơn với chủ thể chính, người xem ảnh có thể cảm nhận được phần nào tính cách của nhân vật thể hiện trên khuôn hình.

3.Toàn cảnh

Toàn cảnh
Toàn cảnh

Đây là một trong nững lựa chọn hoàn hảo khi bạn muốn kể câu chuyện của riêng bạn. Ảnh chụp xa cho phép người xem có thể thấy cả chủ thể và không gian xung quanh nhân vật trong ảnh. Người xem sẽ cảm nhận được một phần cuộc sống của nhân vật dựa vào việc xem xét bố cục của bức ảnh.

Xem thêm  Thước Phim Về Hang Sơn Đoòng Trên Planet Earth Của BBC

4.Góc “Cô gái Hà Lan”

Góc "Cô gái Hà Lan"
Góc “Cô gái Hà Lan”

Tôi cam đoan với các bạn rằng người mới cầm máy ảnh ai cũng đã từng thử chụp nghiêng máy và nhận thấy bức ảnh được chụp có một cái gì đó trông nghệ hơn. Góc chụp nghiêng hay còn gọi là góc Dutch Angle, thường được sử dụng khi chúng ta muốn miêu tả tâm lý lo lắng hoặc căng thẳng của nhân vật chính.

5.Ảnh góc thấp

Ảnh góc thấp
Ảnh góc thấp

Khi bạn chụp một tấm ảnh ở góc thấp như vậy, nhân vật chính trở nên lớn hơn bình thường. Người chụp sẽ đặt ống kính từ dưới nhìn lên sự vật. Góc từ dưới lên cho bạn cảm giác thanh thoát, tôn trọng hoặc là để tạo sự kịch tính, thêm tầm cao hơn và sức mạnh hơn, tầm ảnh hưởng của chủ thể trong bức ảnh.

6.Ảnh góc cao

Ảnh góc cao
Ảnh góc cao

Đây là góc máy nhìn từ trên xuống chủ thể làm người xem có cảm giác chủ thể trở nên yếu đuối, bé nhỏ hơn hay hạ thấp tầm quan trọng của nhân vật với con người hoặc các vật xung quanh. Như mô tả ở trên, trong trường hợp bạn muốn chủ thể trông nhỏ bé hơn và yếu đuối hơn, góc cao chính là một lựa chọn hoàn toàn thích hợp. Và theo cá nhân tôi thì các bạn nữ đều trở nên đáng yêu hơn khi được chụp ở góc máy cao.

7.Góc đặc tả

Góc đặc tả
Góc đặc tả

Chúng ta nên lựa chọn góc chụp đặc tả khi muốn nhấn mạnh một chi tiết cụ thể trong bức ảnh. Trong một số trường hợp khác nếu muốn đặc tả chi tiết rõ ràng hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng loại ống kính macro.

Xem thêm  Tìm hiểu về các chế độ phơi sáng tự động (Av, Tv & P) trong máy ảnh DSLR

8.Góc ảnh qua vai

Góc ảnh qua vai
Góc ảnh qua vai

Chúng ta nên lựa chọn góc ảnh qua vai khi muốn lột tả mối quan hệ giữa nhân vật của bức ảnh với một sự vật, sự việc nào đó. Đúng như tên gọi của góc ảnh này, khi muốn chụp theo góc máy như vậy, bạn cần chọn một vị trí đứng chụp đủ gần chủ thể để quan sát sự việc theo góc nhìn của nhân vật trong ảnh.

👉 ❌⭕ ‼️ TRUY CẬP ĐỂ HỎI TRỰC TIẾP VỀ NHIẾP ẢNH VỚI ADMIN APHOTO TRÊN TIKTOK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *