Hướng dẫn cách xóa phông bằng lens kit
Ống kính máy ảnh (lens) là một trong những thiết bị cực kỳ quan trọng đi kèm với thân máy ảnh, và để tạo ra được những bức hình gọi là đẹp về nhiều phía như độ nét, màu sắc, bố cục và ánh sáng…
Một ống kính máy ảnh tốt nếu có chế độ quản quản và sử dụng tốt sẽ có thể tồn tại rất lâu qua nhiều thập kỷ, và nó sẽ lâu hơn bất kỳ body của máy ảnh kỹ thuật số nào ở thời điểm hiện tại. Và đó cũng chính là lý do mà tại sao nhiều người làm bên lĩnh vực nhiếp ảnh đã không ngần ngại móc hầu bao ra cả hàng chục triệu chỉ để mua một chiếc ống kính máy ảnh đắt tiền. Tuy vậy,có nhiều người, những tay chơi ảnh nghiệp dư hay những người mới bắt đầu sử dụng máy DSLR, đặc biệt là các bạn sinh viên. Việc để mua được một chiếc máy ảnh là việc không hề đơn giản, có thể đã cố gắng hết sức và chỉ mua được một bộ máy còn kèm theo lens Kit 18-55mm nhưng họ lại muốn chụp hình kiểu teen xóa phông như các lens tele hoặc các lens có khẩu độ lớn nhưng kinh tế không cho phép, Mặc dù biết độ xóa phông của lens kit kèm theo máy không xóa phông được đẹp như mấy lens mình vừa nói ở trên nhưng mình sẽ hướng dẫn các bạn một vài thao tác cơ bản để gỡ lại phần nào độ xóa phông cho bức ảnh chụp bằng lens kit.
Bắt đầu với việc Setup thông số của máy các bạn nên làm như sau:
-Các bạn nên Zoom vào tiêu cự 55mm thay vì tiêu cự 18mm hoặc 24mm… Vì theo lý thuyết thì cùng một khẩu độ thì tiêu cự càng dài thì DOF (Độ sâu trường ảnh) càng mỏng nên độ xóa phông càng mượt hơn.
-Khi đã xoay tiêu cự về khoảng 55mm thì bạn nên để khẩu mở tối đa có thể, khẩu ở đây là F/5.6 thay vì F/8 hay F/11… Khẩu độ (F) càng lớn thì độ xóa phông càng mạnh. Bởi vì lens kit khẩu độ mở không được lớn nên các bạn nên tăng ISO lên cao hơn 100 có thể à 320 hay 400… Đừng để cao quá 800 vì lúc đó ảnh sẽ dễ bị noise (Nhiễu hạt) hơn. Đồng thời tăng tốc độ màn trập lên một chút để hạn chế nhòe do rung tay.
– Khoảng cách đứng của bạn so với mẫu được chụp càng gần càng tốt, ví dụ bạn chụp chân dung, đối với lens Kit nếu xóa phông tốt chắc các bạn chỉ chụp bán thân thôi. Chọn khoảng cách gần chủ thể được chụp nhất, nếu tiêu tự ở khoảng 55mm thì các bạn đứng cách xa mẫu khoảng1,5-2m là vừa (Cái này bạn nên thực hành sẽ hay hơn, mình chỉ đoán cỡ 2m thôi). Việc chụp cận cảnh gần chủ thể với khoảng cách ngắn sẽ góp phần tạo nên bức ảnh có độ xóa phông và bokeh đẹp hơn.
– Khoảng cách của mẫu được chụp so với hậu cảnh phía sau lưng càng xa càng tốt, Bạn nên kiếm chỗ nào chụp mà mẫu của bạn đứng cách xa phông nền ở sau lưng ra, việc này sẽ giúp bạn xóa phông mạnh hơn chút đỉnh đấy.
-Cuối cùng nếu bạn chưa ưng ý với khoản xóa phông này thì còn một giải pháp nữa bạn phải dùng phần mềm hỗ trợ, Photoshop có hỗ trợ khả năng xóa phông cũng khá đẹp nếu như bạn làm đúng cách, nếu bạn chưa biết xóa phông bằng photoshop mời bạn tham khảo bài viết Hướng dẫn xóa phông bằng photoshop trên trang web của mình nhé.
Hình minh họa sau khi xóa phông bằng photoshop và có chỉnh tí màu (mình chỉ làm demo trong thời gian khá nhanh).
Video chi tiết hướng dẫn:
Tóm lại các bạn đừng mải miết với việc xóa phông quá mà quên đi bố cục hợp lý cho bức hình nhé, bố cục hợp lý sẽ giúp cho bức hình trở nên đẹp hơn rất nhiều. Và phải công nhận một điều là lens kit ở khoảng tiêu cự này chụp đa dụng khá tốt vì có thể chụp góc rộng ở 18mm hay khoảng trung bình 55mm, Bạn cứ tập cho quen đi sau này có thêm tiền có thể bù thêm nâng cấp lên lens cùng tiêu cự và khẩu lớn hơn như 17-50F2.8 sẽ giúp đáp ứng đủ các điều kiện cơ bản, hay bạn dành thêm tiền mua một em FIX 50F1.8 hàng second hand cũng được, đó là một giải pháp tuyệt vời. Rồi chắc chắn bạn cũng sẽ nâng cấp, giống như mình hồi mua máy cũng nói dùng KIT thôi sau này thèm thuồng quá nâng lên 50F1.8 rồi 85F1.8 rồi 70-200F2.8. Nói chung đã theo con đường này dễ bị nghiện vào con đường tốn kém lắm. Chúc bạn thành công với những hướng dẫn theo quan điểm của mình ở phía trên. Cám ơn các bạn đã theo dõi.
(*) Cả nhà tham gia ơi Group Hội đam mê nhiếp ảnh để tiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm nhiếp ảnh và chỉnh sửa hình ảnh nhé.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024TỔNG KẾT WORKSHOP THỬ THÁCH ÁNH SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH CỔ PHỤC HÀ NỘI
- Kiến thức nhiếp ảnh20 Tháng mười hai, 2024Đánh giá ống kính Viltrox 135mm f/1.8 AF
- Kiến thức nhiếp ảnh18 Tháng mười hai, 2024Nature Photographer Of The Year 2024 – Ngoạn Mục Và Bi Tráng