Muốn đạt được những tấm ảnh nhà cửa và nội thất đẹp thì những yếu tố như phong cách chụp, hiểu biết cơ bản về nhiếp ảnh và hiểu rõ đối tượng mình cần chụp là điều hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, để thực hiện công việc chụp ảnh nhà cửa và nội thất không phải là quá khó,
nhưng cũng không phải quá dễ dàng đến mức chỉ cần đưa máy lên là chụp được ngay.
Điều này yêu cầu ở người chụp sự tinh tế và mắt thẩm mỹ, cùng với đó là cách nhìn nhận
tổng quan bố cục để có những tấm ảnh đẹp. Sau đây sẽ là một số kỹ thuật nhiếp ảnh khi
chụp nhà cửa và nội thất.
Chân máy là bạn đồng hành không thể thiếu
Việc chụp ảnh cùng với chân máy luôn hữu dụng và cần thiết. Sử dụng chân máy không chỉ giúp bạn định hình được bối cảnh của không gian, phối cảnh hay đối tượng cần chụp mà còn hỗ trợ rất nhiều trong việc phơi sáng, chống rung lắc.
Chân máy khi chụp cần được cân bằng với mặt phẳng tại nơi cần chụp, đối với các đối
tượng muốn chụp cụ thể thì phải đặt máy sao cho song song với hai đường biên bên trái và bên phải.
Đây là bước cơ bản đầu tiên mà bất cứ ai nhập cuộc vào việc chụp ảnh nhà cửa và nội thất nên và cần thực hiện để đảm bảo được yếu tố ban đầu là hình ảnh rõ nét, đủ độ phơi sáng và giảm thiểu những rủi ro phát sinh khi chụp.
Cân chỉnh ánh sáng phù hợp
Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng cực lớn đến chất lượng hình ảnh đối với ảnh nhà cửa và nội
thất nói riêng và trong nhiếp ảnh nói chung. Không những thế, ánh sáng còn tác động nhiều đến tốc độ cửa trập, ISO và khẩu độ của máy ảnh.
Tùy thuộc vào nhu cầu mà ánh sáng sẽ có mức độ cần thiết khác nhau. Đối với những
trường hợp như chụp ảnh nhà cửa và nội thất thì việc phải đủ ánh sáng là điều phải làm.
Chất lượng hình ảnh không phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng nhưng ánh sáng quyết định những yếu tố cần được đảm bảo khi chụp theo từng mong muốn khác nhau.
Hạn chế sử dụng đèn flash
Đối với việc chụp nhà cửa và nội thất, đèn flash gần như là một điều tối kỵ, gần như chỉ sử dụng khi là biện pháp cuối cùng. Bởi đèn flash sẽ gây ra sự mất cân đối màu sắc trong bức ảnh, kèm theo đó là sự thiếu tinh tế. Do đó, nên tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, ánh sáng đèn hoặc nguồn ánh sáng bổ sung như đèn chụp thay vì dùng flash.
Hạn chế sử dụng flash là bạn đã và đang tối ưu được bức ảnh của mình một cách tốt nhất.
Sử dụng khẩu độ hợp lý
Khẩu độ là độ mở của ánh sáng đi vào ống kinh, khẩu độ càng lớn thì ảnh sẽ phân bổ ánh
sáng và rõ nét toàn bộ chi tiết hơn. Khẩu độ nhỏ khiến tấm ảnh đưa ánh sáng và tập trung vào đối tượng cần chụp, làm mờ (hay còn được biết đến với cụm từ quen thuộc hơn là xóa phông) các đối tượng không cần thiết.
Để tạo chiều sâu cho bức ảnh thì khẩu độ là một điểm cần lưu ý. Đối với những bức ảnh
yêu cầu phải chụp góc rộng để thấy tổng quan không gian thì khẩu độ lớn sẽ là lựa chọn vô cùng thích hợp. Ngược lại, với những đối tượng cần chụp chi tiết thì khẩu độ nhỏ lại được xem như là một ưu tiên.
Việc chọn khẩu độ phù hợp yêu cầu một đôi mắt thẩm mỹ và cách xem xét đối tượng muốn chụp của người cầm máy ảnh.
Đưa yếu tố con người vào bức ảnh
Một người hiểu nhiếp ảnh sẽ biết được yếu tố con người là một điểm cộng tuyệt vời khi đưa vào trong mỗi bức ảnh. Bởi yếu tố con người sẽ đòi hỏi trình độ khai thác hình ảnh một cách kỹ lưỡng khi mà vừa phải đảm bảo được đối tượng cần chụp là nhà cửa hay nội thất, vừa phải cân bằng cảm xúc của nhân vật xuất hiện bên trong ảnh.
Với những kiến thức nhiếp ảnh liên quan đến nội thất và nhà cửa như ở trên đã giới thiệu,
hy vọng bạn sẽ đúc kết được những điều cần thiết cho riêng mình để có được những bức
ảnh ưng ý nhất.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024TỔNG KẾT WORKSHOP THỬ THÁCH ÁNH SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH CỔ PHỤC HÀ NỘI
- Kiến thức nhiếp ảnh20 Tháng mười hai, 2024Đánh giá ống kính Viltrox 135mm f/1.8 AF
- Kiến thức nhiếp ảnh18 Tháng mười hai, 2024Nature Photographer Of The Year 2024 – Ngoạn Mục Và Bi Tráng