Mục lục
Trong lĩnh vực điện ảnh và nhiếp ảnh, việc hiểu và sử dụng những góc máy trong quay phim, chụp hình là một trong những yếu tố quan trọng để có thể góp phần tạo nên những hiệu ứng hình ảnh đặc sắc và kèm theo những tầng ý nghĩa cho những cảnh quay. Thông những cú máy và góc chụp sẽ góp phần tạo ra ngôn ngữ hình ảnh để từ đó truyền tải cảm xúc, thông điệp thể hiện sự sáng tạo của những nhà làm phim, nhiếp ảnh gia muốn gủi tới khán giả, người xem, thưởng thức,vv. Chính vì vậy, trong bài viết này mời quý vị và các bạn cùng Tokyo Camera điểm qua một số góc máy cơ bản trong quay phim và nhiếp ảnh dành cho người mới, để từ đó chúng ta có cái nhìn tổng quan về vấn đề này. Nhằm góp phần giúp những ai có ý định sáng tạo hay mới tham gia vào lĩnh vực nhiếp ảnh, làm phim có thể tự khai phá thêm khả năng sáng tạo của mình.
Các góc máy trong quay phim, nhiếp ảnh cơ bản
Góc máy nhìn từ trên cao (High Angle Shot)
Góc máy cao hay còn gọi là góc máy từ trên cao là một trong những góc máy cơ bản trong làm phim và nhiếp ảnh được sử dụng để tạo ra cảm giác nhìn từ trên cao xuống dưới.
Ý nghĩa của góc máy nhìn từ trên cao xuống
Góc máy kiểu này thường được sử dụng để tạo ra cảm giác mạnh, kịch tính. Góc máy cao tạo cảm giác yếu đuối, nó nhận mạnh thêm vào sự phụ thuộc và áp lực đối với nhân vật. Ngược lại, nó cũng có thể là cú máy thể hiện sự thích thú, thư thái khi chụp những bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Ngoài ra, cú máy nhìn từ trên cao cũng tạo cảm giác phiêu lưu, sự bất định. Ví dụ, trong một cú máy từ góc nhìn trên cao xuống mà hình ảnh huyền ảo, thiếu sự chân thực.
Góc máy từ vị trí thấp (Low Angle Shot)
Ngược lại với cú máy góc cao, những cú máy góc thấp sẽ tạo ra góc nhìn từ phía dưới lên, thường thì góc quay này được sử dụng để tạo cảm giác choáng ngợp, sự uy nghiêm, mạnh mẽ hay lớn lao của sự vật, bối cảnh. Cú máy góc thấp cũng thường xuất hiện trong những phân cảnh có yếu tố kinh dị, khiêu khích hoặc đơn thuần tạo ra sự tôn nghiêm, trang trọng.
Góc Máy Trung Tính (Eye-level Shot hay Medium Shot)
Góc máy trung tính hay gọi thô là góc máy ngang tầm mắt được biết tới là một trong những góc quay phổ thông. Tạo cảm giác tự nhiên giống như bạn đang nhìn thế giới xung quanh với góc nhìn của mắt người bình thường. Đây góc quay chụp được sử dụng trong những phân cảnh hội thoại trong phim và những tình huống thông thường, góc quay này nhằm giúp khán giả có thể cảm thấy đồng cảm với nhân vật hoặc giúp khán giả cảm thấy có phần gần gũi, có cái nhìn rõ nét, chân thực hơn về nhân vật.
Góc Máy Nghiêng, Đa Giác (Dutch Angle Shot)
Nếu dịch thô sáng tiếng Việt, thì trong thuật ngữ nhiếp ảnh thì Dutch Angle Shot sẽ là góc máy Hà Lan. Tuy, nhiên ở đây chúng ta sẽ dựa trên tính chất nghiêng của góc máy, dựa vào góc quay chụp đa giác. Góc máy đa giác hay góc quay đa giác (tạm dịch của thuật ngữ nhiếp ảnh Dutch Angle Shot) là góc quay mà khi này ống kính máy quay bị nghiêng về một phía, nó khiến cho khung hình trông lệch hơn và không cân đối.
Ý Nghĩa Và Ứng Dụng Của Góc Máy Nghiêng Trong Nhiếp Ảnh Và Làm Phim
Góc quay này thường được sử dụng để tạo ra một cảm giác bất ổn hoặc trong những tình huống gay cấn. Chính vì vậy, góc máy đa giác thường được sử dụng trong những phân cảnh phim hành động, tâm lý tội phạm hoặc có yếu tố kinh dị.
Ví dụ, trong những phân cảnh hành động nảy lửa ở những góc máy thấp hoặc góc máy đa giác, góc máy nghiêng sẽ cho cảm giác tăng thêm sự căng thẳng và gay cấn với người xem.
Góc Máy Chính Cảnh (Wide Angle Shot)
Góc máy chính cảnh hay còn gọi là góc máy đại cảnh là một trong những góc quay chụp được sử dụng để thu hẹp khoảng cách giữa các đối tượng trong khung hình thu được từ ống kính máy ảnh, máy quay. Điều này giúp góc máy đại cảnh có thể tạo ra một khung hình với không gian rộng và có tính mở hơn, giúp khán giả cảm nhận sự diệu kỳ của khung cảnh, không gian trước mắt của một vùng trời, vùng đất.
Góc Máy Trung Tâm Khung Hình (Center Frame Shot)
Góc máy trung tâm hay cụ thể là cú máy trung tâm khung hình là khi đối tượng, chủ thể hoặc bối cảnh được đặt ở trung tâm khung hình của ống kính máy ảnh. Góc quay này thường được sử dụng để tạo ra sự tập trung vào nhân vật hoặc đối tượng quan trọng nhất trong bối cảnh. Nó cũng tạo ra sự cân đối, ổn định cho tổng thể bố cục. Chẳng hạn như trong phim House Of Cards ví dụ dưới đây, phân cảnh này hướng ống kính tập trung vào chủ thể là nhân vật chính, điều này thể hiện rõ cái uy của nhân vật chính.
Góc Máy Cận Cảnh (Close-up Shot)
Góc máy gần hay góc máy cận cảnh là khi máy quay được đặt gần đối tượng, tập trung vào một trong những chi tiết hay phần nhỏ, khuôn mặt, mắt. Hay chi tiết nhất định của đối tượng, chủ thể mà đạo diễn muốn tập trung vào để tăng sự nhấn mạnh. Góc máy này thường được sử dụng để tăng sự chú ý của người xem, sự gắn kết với nhân vật, tăng cường cảm xúc mạnh mẽ và gần gũi.
Góc Máy Diễn Biến (Tracking Shot)
Góc máy diễn biến hay góc máy hướng theo đối tượng là khi máy quay di chuyển song song với diễn biến sự kiện hoặc hành động của nhân vật. Góc quay chụp này thường được sử dụng để tạo ra sự liên tục và tính liền mạch với diễn biến hành động của nhân vật. Điều này góp phần tạo nên trải nghiệm độc đáo tăng sự kích thích cho khán giả.
Góc Máy Xoay Vòng Qua Vai
Cú máy quay lại hay cú máy xoay vòng là cú máy khi được đặt phía sau một nhân vật, cú máy lấy nét từ phía sau vai của nhân vật. Góc quay này thường được sử dụng trong những phân cảnh hội thoại để mô tả sự tương tác giữa hai nhân vật. Đồng thời, cú máy này cho phép khán giả nhìn bao quát diễn biến toàn bộ cảnh quay từ góc nhìn của nhân vật chính.
Cú Máy Chéo (Cross Shot)
Góc máy quay theo phương chéo hay góc máy chéo là một cú máy được đặt theo góc nghiêng. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn theo phương ngang hay phương thẳng đứng, góc quay này thường được sử dụng để tạo ra những tình huống căng thẳng, xáo trộn hoặc tạo những tình huống đặc biệt trong những cảnh quay.
Góc Máy Quay Xuyên (Point-of-View Shot)
Góc máy quay xuyên hay cụ thể là góc máy xuyên thấu được đặt theo góc nhìn của một nhân vật, cho phép khán giả nhìn như đang trực tiếp tham gia vào cảnh quay. Góc máy này thường được người dùng sử dụng để tạo ra sự tương tác mạnh mẽ, chân thực và gần gũi với người xem hơn.
Cú Máy Quay Vòng (Panning Shot)
Góc máy quay vòng là cú máy được thực hiện khi di chuyển ngang theo một quỹ đạo đường cong, nó được quay từ một điểm này sang một điểm khác, trong cảnh quay. Góc máy này thường được sử dụng để tạo ra sự khám phá những không gian hay chuyển cảnh từ đối tượng, chủ thể này sang đối tượng, chủ thể khác hay đơn thuần để tạo ra một cảnh quay mở rộng độc đáo.
Dưới đây là một video hướng dẫn tạo ra ảnh chụp bằng cú máy quay vòng theo phong cách nhiếp ảnh đường phố ngẫu hứng, mời quý vị và các bạn tham khảo:
Góc Quay Sát Mặt Sàn
Những cú máy quay song song mặt sàn thường được sử dụng phổ biến trong những bộ phim tài liệu về thế giới động vật, nhằm giúp ghi lại được cận cảnh những chi tiết và chuyển động của những sự vật, loài vật có kích thước nhỏ đang hoạt động như sâu, kiến,vv. Ngoài ra, những cảnh quay sát mặt đất cũng thi thoảng được sử dụng để quay chuyển động của bước chân người, thể hiện sự bí hiểm, tiết tấu nhanh nhằm tăng sự tò mò của khán giá trước khi tiết lộ thân phận thực sự của nhân vật bí ẩn đang bước từng bước.
Góc Máy Lia Ngang Đầu Gối – Knee Level Shot
Đây là một góc quay thấp tương tự như góc máy quay sát mặt sàn, có tính tập trung vào phân vùng đầu gối của nhân vật, chủ thể được tập trung hướng ống kính tới. Góc này sẽ phù hợp quay nếu đạo diễn chưa muốn lộ mặt nhân vật ngay, mà chỉ muốn gợi sự tò mò và bí hiểm về nhân vật cũng như không gian xung quanh của họ.
Góc Máy Đặc Tả – Extreme Close Up (ECU)
Góc máy đặc tả có tính chất tương tự như góc máy ảnh cận cảnh. Tuy nhiên, nó sẽ mang tính chất nhấn mạnh vào một chi tiết khơi gọi nên cảm xúc hay biểu cảm, nét bí ẩn của chủ thể.
Với cách chụp ảnh sử dụng góc máy đăc tả, ta sẽ sử dụng ống kính macro để chụp cận cảnh sao cho bắt được những chi tiết nhỏ như giọt nước mắt, giọt mồ hôi, ánh mắt sợ hãi của đối tượng, chủ thể. Điều này giúp người xem có thể cảm nhận được rõ hơn về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.
Góc máy đặc tả giúp tạo sự kết nối cảm xúc giữa chủ thể được lưu giữ và người xem, từ đó tạo ra “sợi dây kết nối’ cảm xúc mạnh mẽ giữa người xem và chủ thể được ghi lại trong bức ảnh.
Kết Luận
Trên đây là một số những cú máy cơ bản trong nhiếp ảnh và quay phim mà quý vị mà các bạn có thể tham khảo để bắt đầu tự tìm hiểu và làm quen với nhiếp ảnh, làm phim nghiệp dư. Hi vọng, Tokyo Camera đã truyền tải được những thông tin hữu ích giúp quý vị và các bạn trên con đường chinh phục nhiếp ảnh và làm phim từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp.
Biên tập viên
Bài mới nhất
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson
- Kiến thức nhiếp ảnh23 Tháng mười hai, 2024TỔNG KẾT WORKSHOP THỬ THÁCH ÁNH SÁNG TRONG NHIẾP ẢNH CỔ PHỤC HÀ NỘI
- Kiến thức nhiếp ảnh20 Tháng mười hai, 2024Đánh giá ống kính Viltrox 135mm f/1.8 AF
- Kiến thức nhiếp ảnh18 Tháng mười hai, 2024Nature Photographer Of The Year 2024 – Ngoạn Mục Và Bi Tráng